Thông tin sai lệch về COVID-19

Sau khi bệnh COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra bắt đầu bùng phát, các thuyết âm mưuthông tin sai lệch về nguồn gốc và quy mô của dịch bệnh đã lan tỏa trên mạng.[1][2] Nhiều bài đăng trên các trang mạng xã hội cho rằng virus này là một vũ khí sinh họcvaccine đã được cấp bằng sáng chế, âm mưu kiểm soát quần thể, hoặc là kết quả của một hoạt động gián điệp.[3][4][5] Facebook, TwitterGoogle nói rằng họ đang cố gắng xử lý các thông tin sai lệch.[6] Trong một bài đăng, Facebook khẳng định rằng họ sẽ gỡ bỏ mọi nội dung bị các tổ chức y tế toàn cầu hàng đầu và chính quyền địa phương gắn cờ vi phạm chính sách nội dung của họ về thông tin sai lệch dẫn đến "thiệt hại vật chất".[7]Ngày 2 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố một cuộc "bùng phát thông tin quy mô lớn" (tiếng Anh: "massive infodemic"), dẫn chứng một lượng quá lớn thông tin được báo cáo, chính xác lẫn sai lệch, về virus "khiến người ta khó tìm được những nguồn uy tín và hướng dẫn đáng tin cậy khi họ cần". WHO khẳng định rằng nhu cầu cho thông tin kịp thời và đáng tin cậy đã thúc đẩy họ thành lập đường dây nóng 24/7 vạch trần những tin đồn sai sự thật, nơi các tổ truyền thông và mạng xã hội đã và đang theo dõi và phản hồi những thông tin sai lệch thông qua trang web và các tài khoản mạng xã hội chính thức của họ.[8][9][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thông tin sai lệch về COVID-19 //doi.org/10.1016%2Fs0140-6736(20)30418-9 //www.worldcat.org/issn/0140-6736 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.news.com.au/lifestyle/food/food-warnin... https://www.cbc.ca/news/canada/manitoba/china-coro... https://factcheck.afp.com/black-people-arent-more-... https://factcheck.afp.com/medical-doctors-challeng... https://www.aljazeera.com/amp/news/2020/02/dispell... https://www.bbc.com/news/blogs-trending-51271037 https://www.bbc.com/zhongwen/simp/chinese-news-513...